2021-2025: Vùng ĐBSCL được “rót” khoảng 388.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển

13/03/2021

Tại Hội nghị lần thứ ba về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sáng 13/3, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau Nghị quyết 120 ban hành năm 2017, Chính phủ đã và sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển vùng này, đặc biệt trong giai đoạn 2021 – 2025.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi ban hành Nghị quyết 120, Chính phủ đã và sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển vùng ĐBSCL

Vốn đầu tư cho các dự án giai đoạn 2021 – 2015 đã tăng 20%
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án tại 13 tỉnh miền Tây dự kiến đạt khoảng 266.000 tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020. Trong đó, nguồn vốn địa phương là khoảng 162.000 tỷ, vốn từ Trung ương là khoảng 82.000 tỷ; nguồn vốn nước ngoài là 22.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số bộ, như: Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế… để triển khai các công trình dự án đạt khoảng 121.600 tỷ đồng. Do đó, tổng số vốn ngân sách đầu tư dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 của vùng khoảng 388.000 tỷ đồng.

Bộ trưởng cho biết, số vốn được bố trí như trên sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng, như: thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cần Thơ – Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến quốc lộ trong vùng như quốc lộ 30, 53, 57.

Chính phủ cũng sẽ đầu tư đường băng số 2 cho sân bay Phú Quốc; xây cầu Rạch Miễu 2, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Đại Ngãi, tuyến Mỹ An – Cao Lãnh, tuyến An Hữu – Cao Lãnh, tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, kênh Chợ Gạo giai đoạn 2; hoàn thiện hệ thống thủy lợi tứ giác Long Xuyên; nâng cấp, cải tạo kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng.

Các công trình thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư, như dự án hoàn thiện các hệ thống thủy lợi Bảo Định, Gò Công, Tân Trụ; kè bảo vệ và chống sạt lở luồng sông Hậu; các công trình chuyển nước cho bán đảo Cà Mau; các công trình trữ nước, chống xâm nhập mặn…

Giai đoạn 2016 – 2020, ĐBSCL được Trung ương, các bộ, ngành, địa phương đầu tư trên 140.000 tỷ đồng để tập trung phát triển toàn diện. Trước đó, giai đoạn 2011-2015 ngân sách trung ương chi đầu tư cho toàn vùng chỉ chiếm 12,2% so với cả nước.

Song, mới chỉ đáp ứng khoảng 50%
Do đó, để có thêm nguồn lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc và nhận được nhiều đề xuất cung cấp khoản vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của các đối tác phát triển như Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). Các đối tác này cam kết sẽ đầu tư thêm 480 triệu USD.Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh số vốn trên mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của các địa phương, chưa thể kết nối liên tục các tuyến ven biển, còn nhiều nơi như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau vẫn phải đi phà hoặc vòng sang cầu hiện đã quá tải.

Riêng đối với nguồn vốn ODA, để bổ sung tăng thêm 2 tỷ USD trong giai đoạn 2021 – 2025 cho vùng ĐBSCL theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ thị 23/CT-TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, xây dựng Báo cáo đề xuất Khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, quy mô dự kiến 1,05 tỷ USD. Với quy mô vốn như vậy, sẽ hoàn thành được các công trình: đường ven biển đối với các tỉnh có biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang; hồ trữ nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất vùng tứ giác Long Xuyên, một số công trình giao thông liên tỉnh có tính lan tỏa,… Tuy nhiên, số vốn trên mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của các địa phương, chưa thể kết nối liên tục các tuyến ven biển, còn nhiều nơi như Ben Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau vẫn phải đi phà hoặc vòng sang cầu hiện hữu đã quá tải.

Do đó, để có thêm nguồn lực ngoài khoản vay của Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc và nhận được nhiều đề xuất cung cấp khoản vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của các đối tác phát triển.

Hiện nay, Hồ sơ đề xuất khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cho Vùng ĐBSCL đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện và đã nhận được sự đồng thuận cùa các Bộ và 13 tỉnh trong vùng.

“Tuy nhiên, việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách nêu trên còn gặp một số vướng mắc, do chưa nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Tài chính. Theo ý kiến của Bộ Tài chính, các dự án tại các địa phương sử dụng vốn vay tại Khoản hỗ trợ ngân sách trên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, nên không thể cấp phát 100% vốn vay, mà địa phương phải vay lại theo Nghị định số 97 về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ”, Bộ trưởng nêu rõ vấn đề.

kế hoạch đầu tư ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, các địa phương vùng ĐBSCL đa phần là các địa phương khó khăn, ít có khả năng vay lại, các dự án dự kiến triển khai là các dự án hạ tầng thiết yếu, đặc biệt quan trọng, nhưng không có khả năng thu hồi vốn, nên chưa có thể áp dụng cơ chế tại Nghị định số 97 của Chính phủ.

“Như vậy, cần một cơ chế đặc thù, vượt trội cho nguồn vốn này để thực hiện được mục tiêu như kết luận tại các cuộc họp trước đây của Thủ tướng Chính phủ với vùng ĐBSCL”, Bộ trưởng chia sẻ quan điểm.

Ngoài ra, trong thời gian tới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tích cực làm việc với các nhà tài trợ, nhất là các nhà tài trợ đang hiện diện tại Hội nghị này để huy động đủ số vốn 2 tỷ USD mà Chính phủ đã cam kết bổ sung thêm cho vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý tiếp nhận 2,0 tỷ USD hỗ trợ thêm cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025, tăng thêm 950 triệu USD ngoài khoản 1,05 tỷ USD mà Ngân hàng Thế giới đã cam kết, theo cơ chế đặc thù, vượt trội và thực hiện cơ chế cấp phát 100% cho các địa phương trong vùng để hoàn thiện khép kín toàn bộ tuyến đường ven biển, hoàn thành các cầu lớn kết nối các địa phương trong vùng, các dự án thuỷ lợi liên kết vùng, có tính lan toả, tập trung phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và thích ứng với biến đổi khí hậu và một số trục giao thông động lực của Vùng.

Về phân bổ nguồn lực, các địa phương cần ưu tiên nguồn lực và bố trí nguồn vốn đối ứng để triển khai các dự án có tính chất kết nối liên vùng, liên tỉnh, có tác động lan tỏa; mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất cho sản xuất kinh doanh, kết nối tuyến giao thông hành lang ven biển; ưu tiên cho các dự án giao thông đường ven biển, nhằm kết nối khép kín tối đa tuyến đường ven biển của vùng ĐBSCL.

Để phát triển vùng thành “nơi sống tốt”
Bộ trưởng cũng cho biết, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 825 ngày 12/6/2020 về thành lập và Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 để xem xét, quyết định các vấn đề lớn của Vùng, với Chủ tịch Vùng là một Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng là phó chủ tịch và 13 chủ tịch các tỉnh trong vùng là thành viên. Hội đồng Vùng có chức năng chính là đưa ra được những giải pháp mang tính chiến lược, giải quyết được các thách thức của Vùng để giúp vùng ĐBSCL phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và người dân trong Vùng có cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng. Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức triển khai quy hoạch vùng sau khi được phê duyệt, bảo đảm tính hiệu quả trong công tác điều phối, liên kết, giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, liên tỉnh.

Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị Chủ tịch hội đồng Vùng tổ chức họp Hội đồng Vùng để cụ thể hóa việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng, việc sử dụng nguồn lực, phân bổ nguồn lực, xây dựng danh mục dự án có tính lan tỏa, động lực, các dự án đường ven biển của Vùng.

Về quy hoạch vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, 13 địa phương vùng ĐBSCL, Ngân hàng Thế giới và đơn vị tư vấn nước ngoài tổ chức nhiều hoạt động lấy kiến rộng rãi, nhất là ý kiến các chuyên gia để xây dựng quy hoạch cho vùng này.

Quan điểm lập quy hoạch lấy yếu tố “con người” làm trung tâm để phát triển vùng thành “nơi sống tốt” khi nhìn từ bên trong vùng và “nơi đáng đến” khi nhìn từ ngoài vùng; lấy “thích ứng” với biến đổi khí hậu là yêu cầu tất yếu; coi tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi; đa dạng về văn hoá cũng như hoạt động kinh tế, không để ai bị bỏ lại trong quá trình phát triển.

Quy hoạch cũng định hướng phân vùng sinh thái nông nghiệp và xác định ranh giới ngọt – mặn – lợ theo hướng thuận thiên có kiểm soát, để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hài hoà với điều kiện tự nhiên môi trường, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tăng tối đa giá trị và hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Định hướng quy hoạch phát triển vùng thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao trên cơ sở phát triển hệ thống 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp và các hành lang kinh tế để nâng cao giá trị, hiệu quả của từng khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Khi xây dựng quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tập trung phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, trong đó công nghiệp chế biến là ngành mũi nhọn; phát triển dịch vụ đa dạng, ứng dụng công nghệ cao với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường kết nối nội, ngoại vùng. Xây dựng hệ thống đô thị thông minh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, gắn kết hợp với các trung tâm đầu mối về nông nghiệp.

Quy hoạch định hướng phân vùng sinh thái nông nghiệp và xác định ranh giới ngọt – mặn – lợ theo hướng thuận thiên có kiểm soát, để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hài hoà với điều kiện tự nhiên môi trường, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tăng tối đa giá trị và hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Quy hoạch cũng tập trung nguồn đầu tư phát triển hạ tầng để đi trước một bước, nhằm tạo nền tảng cho sự phát tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững của vùng. Ưu tiên phát triển hạ tầng có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, cấp vùng như giao thông, năng lượng, và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của Vùng. Đặc biệt, cải thiện hạ tầng cấp nước theo hướng coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt, với trọng tâm là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi xâm nhập mặn và hạn hán; lấy nước mặt từ vùng nước mặt ngọt vĩnh viễn; giảm dần và tiến tới dừng sử dụng nước ngầm để làm chậm tốc độ sụt lún đất; tăng cường nguồn trữ nước ngọt để cung cấp đến các khu vực thiếu nước phục vụ tốt nhất cho sản xuất và sinh hoạt.

Quy hoạch cũng nhấn mạnh tới việc thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị; năng lượng tái tạo, kinh tế số, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… là tương lai của ĐBSCL. Thay thế dần các nhà máy nhiệt điện than bằng các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên/LNG và năng lượng tái tạo (mặt trời, gió…), trong đó, chú trọng quy trình xử lý chất thải vùng với lượng chất thải thu gom từ nhiều tỉnh để đạt được quy mô hiệu quả và áp dụng phương pháp đốt rác thanh năng lượng một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, khoanh vùng quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý những di sản văn hóa, tín ngưỡng quan trọng và chú trọng bảo tồn hệ sinh thái và môi trường. Tái tạo hệ thống rừng ngập mặn.

“Đến nay, báo cáo quy hoạch vùng đang ở bước cuối trình Hội đồng thẩm định thông qua. Cùng với quy hoạch vùng, toàn bộ 13/13 địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai lập quy hoạch tỉnh nhằm cụ thể hóa quy hoạch vùng trong bối cảnh tổng thể, liên kết, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển”, Bộ trưởng cho biết.

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, dự kiến đến hết năm 2022, toàn bộ địa phương trong vùng sẽ hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch tỉnh.

Về công tác quy hoạch, Bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng xem xét, sớm tổ chức thẩm định Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong tháng 4/2021, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn vùng./.

Phương Anh – Kinh Tế và Dự Báo

THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC CÁT TƯỜNG
VPGD tại TPHCM: 259A Nguyễn Văn Trỗi, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
VPGD tại Cần Thơ: Số 357, đường 30 Tháng 4, P.Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ
VPGD tại Hậu Giang: Khu Đô Thị Cát Tường Western Pearl 1, số 2 Trần Hưng Đạo, P.5, TP. Vị Thanh, Hậu Giang.
Website: www.cattuonggroup.com.vnwww.cattuongwesternpearl.vn
Fanpage: www.facebook.com/tapdoandiaoccattuongwww.facebook.com/cattuongwesternpearl.vn.
Hotline: 090 123 78 580945 717 170
Tổng đài CSKH: 1900 2836 (phím 0)

Tin liên quan

Chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về cây cầu hơn 6.800 tỉ nối Tiền Giang với Bến Tre

Chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về cây cầu hơn 6.800 tỉ nối Tiền Giang với Bến Tre

25/03/2024

Tại buổi kiểm tra thực tế công trình xây dựng cầu Rạch Miễu 2 chiều tối ngày 23/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành cây cầu quan trọng này trước 3 tháng so với […]

Hơn 9.300 tỉ đồng nâng cấp, mở rộng 3 tuyến quốc lộ huyết mạch ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn 9.300 tỉ đồng nâng cấp, mở rộng 3 tuyến quốc lộ huyết mạch ở Đồng bằng sông Cửu Long

25/03/2024

3 tuyến quốc lộ 53, 62 và 91B đi qua địa bàn các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu sẽ được nâng cấp, mở rộng với tổng kinh phí hơn 9.300 tỉ đồng. Quốc lộ 53 là một trong 3 tuyến quốc lộ ở Đồng bằng […]

Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi

19/01/2024

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều nội dung mới Với đa số tán thành, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai […]

Đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng xây cao tốc ở miền Tây

Đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng xây cao tốc ở miền Tây

14/01/2024

Cao tốc Cao Lãnh – Mỹ An dài gần 27 km, tại Đồng Tháp, kết nối tuyến N2 và các cao tốc trục dọc, ngang miền Tây, góp phần giảm tải cho quốc lộ 1A. Hướng tuyến cao tốc Cao Lãnh – Mỹ An. Đồ hoạ: Khánh Hoàng Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận […]

Đăng ký
virtual 360