Công nghiệp, thương mại: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế Hậu Giang

09/10/2020

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại; nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; tìm kiếm, mở rộng thị trường, Sở Công Thương Hậu Giang góp phần hiệu quả vào công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội. Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Huỳnh Thanh Phong, Giám Đốc Sở Công Thương Hậu Giang.

Giám Đốc Sở Công Thương Hậu Giang

Thời gian qua, các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại của Hậu Giang đã có sự phát triển ra sao, thưa ông?

Đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 176 doanh nghiệp và 4.644 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp. Những ngành chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao là: chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất giày dép, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy… Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh đạt 40.799 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành), tăng 13,50% so với cùng kỳ năm 2018; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,6%.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng ổn định. Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước thực hiện được 37.914,966 tỷ đồng, bằng 108,82% so với cùng kỳ năm trước và đạt 102,18% so kế hoạch năm.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, ủy thác và các dịch vụ chi trả ngoại tệ ước thực hiện năm 2019 được 1.067,942 triệu USD, bằng 95,84% so với cùng kỳ năm trước và đạt 102,69% so với kế hoạch năm.

Ông có thể cho biết một số kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ của Hậu Giang thời gian qua; định hướng thu hút của Tỉnh trong giai đoạn tới?

Nhằm đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển, Hậu Giang đã ưu tiên mời gọi những nhà đầu tư thực sự có năng lực, có công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tính bền vững, góp phần cụ thể hóa mục tiêu trở thành Tỉnh công nghiệp trong thời gian tới.

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh đã có 2 khu công nghiệp (KCN) và 4 cụm công nghiệp (CCN) tập trung do Ban quản lý Các KCN Tỉnh quản lý với tổng diện tích hơn 832,79 ha và 6 CCN – Tiểu thủ công nghiệp do UBND các Huyện, Thị xã và Thành Phố quản lý với tổng diện tích 323,94 ha. Những năm gần đây, nhà đầu tư đến Hậu Giang ngày càng nhiều, với các dự án tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Lũy kế đến nay, các KCN, CCN trên địa bàn Tỉnh đã thu hút được 84 dự án (54 dự án đi vào hoạt động), tổng vốn đầu tư đăng ký trong nước là 75.186 tỷ VNĐ; ngoài nước 488,4 triệu USD.

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Hậu Giang đang khuyến khích phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến nông – thủy sản, công nghiệp phụ trợ và năng lượng tái tạo.

Đồng thời, ưu tiên thu hút các dự án phát triển công nghiệp điện tử, lắp ráp ô tô, dịch vụ logistics, may mặc, sản xuất da giày, đế giày, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dược phẩm sử dụng công nghệ cao…, ít ảnh hưởng đến môi trường.

Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, Sở Công Thương sẽ đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị có liên quan vận động, kêu gọi, xúc tiến đầu tư và kỳ vọng sẽ thu hút được những nhà đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Tiếp tục triển khai các dự án quy hoạch chuyển tiếp, quy hoạch mới, trong đó tập trung thực hiện các dự án quy hoạch của ngành Công Thương.

Ông có đánh giá gì về công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI của Hậu Giang những năm qua; một vài giải pháp của Sở trong vấn đề này?

Những năm qua, Hậu Giang rất nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp. Lãnh đạo Tỉnh và các sở ngành, UBND cấp huyện thường xuyên đối thoại để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; nhất là đẩy mạnh giải phóng mặt bằng và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến triển khai dự án.

Không những thế, Hậu Giang đang áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư (do 7/8 địa phương của Tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn). Khi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư tại Tỉnh sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, thuê mặt nước… theo quy định tại các văn bản Tỉnh đã ban hành.

Qua đó cho thấy, sự chủ động và quyết liệt của Hậu Giang nhằm đem lại sự hài lòng cho nhà đầu tư. Đây cũng là yếu tố giúp chỉ số PCI của Hậu Giang được cải thiện trong những năm qua. Năm 2019, Hậu Giang xếp ở vị trí 42/63 Tỉnh, Thành Phố cả nước, tăng 2 bậc so với năm 2018 và nằm trong nhóm khá với 64,14 điểm.

Là cơ quan tham mưu UBND Tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chỉ số PCI của Tỉnh như sau:

Thứ nhất, công khai minh bạch các TTHC, các quy hoạch ngành, phân ngành do Sở Công Thương quản lý. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành và địa phương tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển ổn định.

Thứ hai, đổi mới nội dung và hình thức kêu gọi đầu tư: nâng cao chất lượng các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu cho nhà đầu tư. Chủ động phối hợp với các địa phương tìm kiếm đối tác để đầu tư vào những dự án đã được xác lập, đặc biệt là những dự án xây dựng siêu thị, chợ và đầu tư vào các khu, CCN.

Thứ ba, triển khai có hiệu quả các đề án khuyến công thuộc Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở đẩy mạnh sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại vào phát triển sản xuất công nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam“; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu và tìm đầu ra cho hàng hóa. Tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài Tỉnh để quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương; chú trọng liên kết mở rộng thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, theo sát nắm bắt thị trường, chủ động dự báo tình hình cung cầu, giá cả để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp.

Bên cạnh đó, Sở đã và đang phối hợp với ngành du lịch, nông nghiệp và các địa phương trong Tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của Tỉnh, nhất là nông sản trái cây. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp; xây dựng các gian trưng bày, bán sản phẩm tại các điểm du lịch để du khách dễ dàng tiếp cận.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Vietnam Business Forum

Tin liên quan

Giảm lãi suất cho vay mua nhà để kích cầu

Giảm lãi suất cho vay mua nhà để kích cầu

25/07/2024

Song song với nỗ lực của NHNN, từ đầu năm tới nay, các ngân hàng thương mại cũng giảm lãi suất hoặc đưa ra các gói lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi hơn. Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà trong năm đầu tiên ưu đãi chỉ khoảng 5-7%/năm. Hình minh hoạ. […]

Dự án có vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng được kỳ vọng đột phá về khu công nghiệp cho tỉnh là trung tâm miền Tây

Dự án có vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng được kỳ vọng đột phá về khu công nghiệp cho tỉnh là trung tâm miền Tây

19/07/2024

Đây là dự án khu công nghiệp có diện tích lên tới 234ha. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Văn Hòa, đã ký Công văn số 945/UBND-NCTH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ […]

Thủ tướng: Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau phải hoàn thành cuối năm 2025

Thủ tướng: Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau phải hoàn thành cuối năm 2025

12/07/2024

Kiểm tra cao tốc Cần Thơ – Cà Mau chiều 12/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành công trình cuối năm 2025 sau khi khó khăn nguyên vật liệu được tháo gỡ. “Thời gian tới, không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được và với cách làm, […]

4 tỉnh thống nhất vị trí tuyến đường bộ ven biển đi qua, ‘chia lửa’ cho các quốc lộ hơn 5.500 tỷ đồng

4 tỉnh thống nhất vị trí tuyến đường bộ ven biển đi qua, ‘chia lửa’ cho các quốc lộ hơn 5.500 tỷ đồng

02/07/2024

Theo Quyết định số 287 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ ven biển dự kiến đi qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang với […]

Đăng ký
virtual 360